Điểm mạnh và yếu của Habubank và SHB

Không còn nợ xấu, Habubank  kỳ vọng việc sáp nhập với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ giúp hai ngân hàng hỗ trợ lẫn nhau để hình thành một định chế tài chính vững mạnh

Habubank-het-no-xau
Đánh giá về đối tác, Habubank cho rằng, SHB cũng tồn tại một số điểm yếu, như quy mô hoạt động ở mức trung bình và chưa có bề dày hoạt động; cơ cấu quản trị doanh nghiệp chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng; cơ cấu bảng cân đối kế toán vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng; chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng…
Tuy nhiên, SHB cũng có nhiều thế mạnh, trong đó nổi bật như: có nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững; có định hướng phát triển rõ ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực ngân hàng; có mạng lưới rộng khắp; đội ngũ lãnh đạo có năng lực và cam kết lâu dài vì sự phát triển bền vững của ngân hàng và đặc biệt là nhận diện thương hiệu tốt.

Shb

Về phía ngân hàng SHB, ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch hội đồng quản trị cho rằng, mỗi ngân hàng có một số lợi thế, thế mạnh nhất định về mạng lưới, khách hàng, nhân sự, sản phẩm… cho nên khi sáp nhập, việc quản trị, điều hành, nhân sự… ở ngân hàng sáp nhập sẽ tốt hơn. Chủ tịch SHB cho biết, thực tế, trước đó, ngân hàng SHB cũng có xem xét cả một số ngân hàng khác để quyết định việc mua bán, sáp nhập ngân hàng phù hợp vào SHB.

Về nghi ngại của các cổ đông khi quy mô vốn của SHB sẽ tăng lên quá nhanh sau sáp nhập mà quản trị có khả năng chưa theo kịp, ông Hiển nói, trước khi tìm hiểu, SHB đã có sự chuẩn bị, có đề án chiến lược, đã có thuê tư vấn, tham mưu về quản trị, nhân sự, hệ thống… để sau khi có sáp nhập, ngân hàng SHB có sự phát triển lành mạnh, bền vững.

Cũng theo ông Hiển, hội đồng quản trị của SHB đã lấy ý kiến của các cổ đông lớn về việc sáp nhập và sẽ lấy cả ý kiến của các cổ đông nhỏ tại đại hội cổ đông. “Các cổ đông lớn đều ủng hộ về chủ trương sáp nhập vì nằm trong chiến lược phát triển của SHB”, ông Hiển cho biết.

Lý giải về giá cổ phiếu SHB và Habubank gần đây đã tăng khá, chủ tịch SHB không cho rằng do thông tin về việc sáp nhập mà do tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn và thanh khoản của các ngân hàng đã tốt hơn nhiều thời gian trước đây nên không chỉ giá cổ phiếu SHB và Habubank tăng mà nhiều ngân hàng khác cũng được cải thiện nhiều.

Tin tức xoay quanh

Nợ xấu chấm dứt – Habubank tiếp tục đứng vững

Phát huy lợi thế của Hububank

Bình luận về bài viết này